Một loạt những cái đầu tiên
50 năm trước khi những người phụ nữ đầu tiên có thể bước qua được ngưỡng cửa của các trường Ivy League, Alice Augusta Ball đã lấy bằng thạc sĩ, trở thành người phụ nữ đầu tiên và người phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên theo học tại Đại học Hawaii (UH).
Ball sinh ra ở TP Seattle (bang Washington, Mỹ) vào năm 1892. Cái chết đột ngột của cha khi bà mới 16 tuổi là một đòn giáng nặng nề đối với gia đình, khiến họ lâm vào cảnh khó khăn về tài chính. Mặc dù vậy, Alice vẫn quyết tâm theo đuổi con đường học vấn và đăng ký theo học ngành hóa dược tại Đại học Washington.
Sau đó, bà nhận được học bổng thạc sỹ tại Đại học Hawaii (UH) và công tác tại đây. Là nữ giảng viên đầu tiên của Khoa hóa học UH, công việc chiết xuất và biến đổi dầu từ cây đại phong tử của bà vào năm 1916 đã dẫn đến phương pháp điều trị đầu tiên cho bệnh phong, mang lại hy vọng cho hàng ngàn bệnh nhân vốn trước đây chỉ biết đến tuyệt vọng, theo UH Foundation.
Vào thời điểm đó, phương pháp điều trị duy nhất cho bệnh phong là dầu đại phong từ. Tuy nhiên, dầu rất khó bảo quản và thường gây ra phản ứng phụ nghiêm trọng cho bệnh nhân.
Nghiên cứu của Ball đã dẫn đến phương pháp điều trị bằng đường tiêm đầu tiên. Phương pháp của bà đã thành công trong việc điều trị bệnh phong và nhanh chóng trở thành phương pháp mẫu mực cho căn bệnh này cho đến những năm 1940 khi thuốc Dapson được phát triển.
Suýt bị lịch sử lãng quên
Năm 1916, ở tuổi 24, Ball qua đời một cách đột ngột sau khi gặp biến chứng do hít phải khí clo trong một tai nạn giảng dạy ở phòng thí nghiệm. Khi đó, bà chưa kịp công bố những thành quả nghiên cứu mang tính cách mạng của mình.
Tuy vậy, vào năm 1922, một bài báo khoa học trên một tạp chí y khoa ít người biết đến đã mô tả một loại thuốc sẽ giúp cách mạng hóa việc điều trị bệnh phong ở Hawaii.
“Hai người đàn ông đã đánh cắp công trình của Ball và không ghi nhận những đóng góp bà. Đó là Arthur Dean, Hiệu trưởng Đại học Hawaii và Richard Wrenshall, giáo sư hóa học”, Sibrina Collins, Giám đốc điều hành của Trung tâm Marburger STEM tại Đại học Công nghệ Lawrence (Mỹ), cho biết trong một cuộc phỏng vấn với The New York Times.
Arthur Dean đã lợi dụng nghiên cứu của Ball và đặt tên là: Phương pháp Dean (Dean Method). Ông cũng sản xuất loại thuốc này với số lượng lớn tại Đại học Hawaii, vận chuyển trong và ngoài nước. Phát minh ăn cắp này là bước đột phá đầu tiên và duy nhất của ông vào lĩnh vực hóa dược.
Phải mất hơn nửa thế kỷ sau, Ball mới nhận được ghi nhận cho thành tựu của mình. Hollmann – người ban đầu khuyến khích Ball phân lập các thành phần hoạt tính từ thiên nhiên để điều trị bệnh phong – đã lên tiếng về vấn đề này. Năm 1922, ông xuất bản một bài báo 44 trang đề cập đến các nghiên cứu của Ball. Ông nêu rõ Ball mới là người đầu tiên điều chế thành công loại thuốc tiêm chữa bệnh phong thay vì Dean.
“Thật hoài phí tài năng khi Ball qua đời ở độ tuổi đôi mươi”, Phó giáo sư kỹ thuật sinh học Gregory Petsko tại Trường Y Harvard thương tiếc. “Hầu hết các nhà hóa học không đạt được bước tiến cho đến khi họ 30 hoặc 40 tuổi. Hãy tưởng tượng những gì bà ấy có thể làm nếu sống lâu hơn!".
Mặc dù cuộc đời ngắn ngủi nhưng cống hiến của Alice Ball đã có tác động đáng kể đến việc điều trị bệnh phong và mở đường cho những tiến bộ trong tương lai trong lĩnh vực y học.
Để ghi nhận những đóng góp của Ball, Đại học Hawaii đã dựng một tấm bảng vinh danh bà vào năm 2007 và 2020. Thống đốc bang Hawaii tuyên bố ngày 29/2 hàng năm là "Ngày Alice Ball" tại bang này.
Tử Huy
Việc có nên cộng điểm cho học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố hoặc tuyển thẳng hay không cũng đã được đưa ra bàn thảo tại hội nghị cụm thi đua số 1 bao gồm 5 Sở GD-ĐT của 5 thành phố trực thuộc trung ương là: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ do Bộ GD-ĐT tổ chức.
Tại hội nghị này, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM đã đại diện đề xuất “về việc tuyển thẳng vào lớp 10”. Vậy dựa trên cơ sở nào có đề xuất này và có hợp lý không?
Theo quy định hiện hành, tuyển sinh lớp 10 THPT của Hà Nội, đối tượng tuyển thẳng là học sinh trường PTDT nội trú, người dân tộc rất ít người, học sinh khuyết tật (theo quy định). Với đối tượng học sinh đạt thành tích xuất sắc được tuyển thẳng chỉ tính giải cấp quốc gia, quốc tế về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao, khoa học kĩ thuật. Các em chỉ được tuyển thẳng vào lớp 10 một trường THPT công lập thuộc khu vực tuyển sinh.
Như vậy theo quy chế tuyển sinh THCS, THPT của Bộ GD-ĐT không có học sinh giỏi cấp tỉnh được tuyển thẳng vào lớp 10 THPT. Rất tiếc đây là kỳ thi nhằm phát hiện chọn học sinh có năng lực, phẩm chất, năng khiếu, tài năng, để được bồi dưỡng đào tạo nhân tài cho đất nước mai sau nhưng chưa được quan tâm thỏa đáng!
Theo nhiều thầy cô, điều này sẽ là làm mai một tài năng, giảm động lực vươn lên trong học tập của các em học sinh.
Không có quyền lợi, nhiều phụ huynh, học sinh cũng tâm tư, học sinh giỏi tỉnh, thành phố đã không được tuyển thẳng nhưng cũng không được cộng điểm trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Đây là một trong những lý do khiến phụ huynh học sinh không quan tâm đến việc cho con học bồi dưỡng đi thi học sinh giỏi huyện, tỉnh hiện nay nhất là đối với những môn như Lịch sử, Địa lý…
Để đạt danh hiệu học sinh giỏi tỉnh, trước hết các em được sàng lọc từ cấp trường, phải vượt qua kì thi chọn học sinh giỏi huyện. Tiếp đến, các em được thầy cô bồi dưỡng để thi chọn học sinh giỏi tỉnh. Đây là chặng đường dài, cam go với dung lượng kiến thức bồi dưỡng nhiều, khó, thời gian bồi dưỡng kéo dài (cấp huyện ít nhất là 3 tháng, cấp tỉnh cũng ít nhất là 2 tháng).
Bản thân tôi được nhà trường phân công bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử. Chúng tôi rất áp lực ngày từ khâu tuyển chọn học sinh để thành lập đội tuyển vì có rất ít học sinh tự nguyện tham gia (vì nhiều lý do). Thầy cô phải kiên trì “dụ dỗ” để các em chịu học.
Với tất cả tâm huyết và kinh nghiệm huấn luyện, chúng tôi mới có một em đạt giải ba môn Lịch sử cấp tỉnh năm 2021, một em đạt giải nhì cấp huyện năm 2022 trong nhiều năm liền không có học sinh nào đạt giải. Như vậy việc để có học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh là niềm tự hào vinh dự của thầy trò, nhà trường và gia đình. Ấy vậy mà các em chỉ nhận được giấy chứng nhận là chấm hết, thật là lãng phí thời gian, công sức… để bồi dưỡng tài năng!
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng cần bỏ kì thi chọn học sinh giỏi ở cấp THCS vì có nhiều áp lực cho thầy cô và học sinh trong việc dạy - học bồi dưỡng học sinh giỏi nhưng lại không được cộng điểm, tuyển thẳng như nói ở trên. Việc thi chọn học sinh giỏi tỉnh diễn ra hàng năm ở các địa phương hiện nay mới là công đoạn phát hiện tài năng còn bồi dưỡng phát triển tài năng chưa được chú trọng.
Có cơ sở thực hiện, chúng ta cần có chế độ chính sách để động viên sự phấn đấu trong học tập của các em. Như vậy mới thu hút sự quan tâm của phụ huynh, học sinh cùng đầu tư cho thế hệ trẻ tài năng của địa phương, xã hội. Việc sở GD-ĐT TP.HCM đề nghị Bộ GD-ĐT giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho địa phương quy định đối tượng tuyển thẳng vào lớp 10, là có cơ sở thực hiện.
Vậy nếu vẫn duy trì kì chọn học sinh giỏi tỉnh như hiện nay nên cộng điểm hay xét tuyển thẳng cho các em đạt học sinh giỏi tỉnh vào lớp 10, các trường THPT là hợp lý, công bằng hoàn xứng đáng với công sức, năng lực bản thân các em.
Điều này tạo cơ hội để các em nỗ lực phấn đấu nếu không sẽ mai một tài năng là tất yếu. Nếu không học sinh giỏi không những thiệt đơn mà còn thiệt kép!
Trao đổi với VietNamNet, bà Phan Thị Thu Hương - Trưởng phòng GD-ĐT thị xã Sơn Tây (Hà Nội), chia sẻ hiện nay chúng ta đang hướng theo nền giáo dục toàn diện cho học sinh. Vì thế, các cuộc thi học sinh giỏi cũng trải đều ở tất cả các các bộ môn. Thế nhưng hiện nay thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội chỉ có 3 môn Ngữ Văn, Toán, tiếng Anh. Điều này sẽ gây tâm lý học sinh cơ bản chỉ học 3 môn thi vào lớp 10. Không có sự ưu tiên nào cho những em giỏi Giáo dục công dân, Địa lý, hay Lịch sử, học sinh cũng không thiết tha tham gia đội tuyển học sinh giỏi. “Từ thực tế giảng dạy, chúng tôi vẫn mong có cơ chế đặc thù cho học sinh giỏi để động viên các em học đều các bộ môn khác và kể cả thể dục, thể thao”, bà Thu Hương cho hay. Cũng theo bà Hương, hiện nay Hà Nội chưa có cơ chế ưu tiên như vậy nên trong quá trình động viên học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp thành phố phía nhà trường gặp khá nhiều khó khăn. Tại mỗi quận, huyện duy trì mỗi đội tuyển 10 em ở những bộ môn khác ngoài Ngữ văn, Toán, tiếng Anh nhưng học sinh có xu hướng từ chối cuộc thi này để tập trung ôn thi vào lớp 10. Một thực tế là cả học sinh và phụ huynh đều có nhận định, nếu học tập môn không phục vụ cho thi vào lớp 10 trong khi thi học sinh giỏi mất thời gian ôn luyện có thể khiến các con không đạt được nguyện vọng thi vào lớp 10 thì lãng phí thời gian. “Rõ ràng tham gia thi quá trình ôn luyện rất vất vả nhưng lại không được cộng điểm ưu tiên thì học sinh cũng không tha thiết với những cuộc thi học sinh giỏi. Học sinh bây giờ cũng rất thực tế là học gì thi nấy chứ không cần danh hiệu nhất là khi đạt giải nhất thành phố không được ưu tiên. Tôi tin rằng nếu có những ưu tiên, phụ huynh cũng sẽ phấn khởi và cho con tham gia một cách hào hứng”, bà Hương cho biết Hoàng Thanh |
Nguyễn Văn Lực(Giáo viên Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa)